Danh lam thắng cảnh
Suối Tiên
- Địa chỉ: Suối Tiên cách thị trấn Dương Đông 7km
Suối Tiên chảy từ trên núi xuống với tổng chiều dài ước lượng trên dưới 1km. Giống như suối Đá Bàn, suối Tranh, lòng suối Tiên cũng có những tảng đá to và khá bằng phẳng có thể trở thành những “thạch bàn” cho khách nhàn du nghỉ chân. Suối chảy len lỏi theo núi đá, đoạn dưới suối tạo thành thác nhỏ và một hồ nước khá rộng.
Suối Tranh
- Địa chỉ: Khu Du Lịch Suối Tranh, Ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, Phú Quốc.
Suối Tranh bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, do các khe nước nhỏ hợp thành, róc rách chảy trên núi, len lỏi qua biết bao rừng cây, gộp đá, thác ghềnh, với chiều dài khoảng 15 km. Con suối chảy hiền hoà bên những phiến đá nối tiếp nhau chạy dài xa tít.
Suối Đá Ngọn
- Địa chỉ: nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc
Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, gần hồ nước Dương Đông với 7 thác nước tuyệt đẹp chưa được nhiều du khách biết đến. Một phần vì địa lý hiểm trở, một phần do không khuyến khích phát triển du lịch, Suối Đá Ngọn hùng vĩ và đẹp đến mê hồn vẫn là một bí mật cho những du khách thích khám phá và ưa mạo hiểm.
Mũi Gành Dầu
- Địa chỉ: thuộc xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc.
Mũi đất nhô ra biển ở Tây Bắc đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đặc trưng nhất. Từ đây có thể nhìn thấy được hải giới của Campuchia. Gành dầu có bãi tắm hình cánh cung trải dài 500m. Ở đây cũng là nơi thưởng thức hải sản tuyệt vời cho du khách.
Hang Dơi
Hang Dơi – một hang núi hiểm trở nằm trên ngọn Suối Tranh. Thác nước nơi đầu nguồn thật lãng mạng, từng mảng nước trắng xóa như xóa tan đi bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống cứ tuông trào tuông trào không dứt. Muốn đến hang Dơi các bạn phải vượt lên đến đầu nguồn ngọn thác, băng qua những dốc núi cheo leo hiểm trở, đôi khi còn có những vị khách không mời mà đến trăn, rắn, rít…
*Hòn Thơm *
- Địa chỉ: Từ bến tàu Phú Quốc, mất 30 phút di chuyển để ra đảo Hòn Thơm.
Ở khu vực phía bắc của đảo Phú Quốc còn có cụm đảo Hòn Thơm, là một thắng cảnh rất nổi tiếng của Phú Quốc. Tại đây bạn có thể lặn ngắm san hô, xem các khu nuôi trồng thủy sản của ngư dân, khu nuôi ngọc trai… Cách Hòn Rơm khoảng 10 phút đi tàu, bạn có thể được xem làng câu mực rất nổi tiếng tại Phú Quốc.
Suối Đá Bàn
- Vị trí: Bắc đảo Phú Quốc. Xuất phát từ thị trấn Dương Đông, đi ngược lên hướng Bắc Đảo rồi đi theo con đường có bảng chỉ dẫn là đến suối Đá Bàn.
Sở hữu những tảng đá lớn và bằng phẳng tựa như mặt bàn do đó người dân Phú Quốc gọi là Suối Đá Bàn. Tương truyền, những tảng đá này là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới. Đá tầng tầng lớp lớp đổ dài uốn quanh về phía thượng nguồn.
Bãi Dài
- Vị trí: Phía Tây Bắc đảo
Đắm mình cùng biển và cát trắng của bãi biển được BBC bình chòn là 1 trong 10 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới. Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, dọc theo bãi biển với cát biển biển là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp.
Bãi Sao
- Vị trí: Bãi Sao nằm phía trên tuyến du lịch Nam Đảo, cách thị trấn Dương Đông khoảng 30km.
Bãi Sao là 1 trong những bãi tắm đẹp nhất tại Phú Quốc. Nơi này sở hữu bờ cát trắng mịn như kem dài hơn 7 cây số, dáng công thoai thoải tựa như vầng trăng. Vào mua cao điểm, Bãi Sao tấp nập du khách vì thế nếu thích đi tắm biển bãi Sao thì bạn nên đi sớm, nếu không thì sẽ không còn chỗ và võng.
Bãi Khem
- Vị trí: Nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc, cách Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km.
Đây là một bãi tắm rất đẹp, nổi tiếng cát trắng và mịn như bột. Bãi Khem (khu du lịch tự phát của 1 số người dân địa phương, còn hoang sơ, giá cả rẻ, chuyên bán các món cá nướng và gỏi cá trích). Tuy nhiên nhiều du khách kể rằng bãi Khem có nhiều rác và lá cây, cảm giác biển không được sạch. Bù lại, ăn hải sản ở Bãi Khem rất tuyệt.
Di tích lịch sử
Nhà tù Phú Quốc
Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là “biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng.
Khu du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia Phú Quốc
- Vị trí: Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi.
Danh mục di sản
Vườn tiêu
- Vị trí: Khu vực trồng nhiều tiêu nhất là Khu Tượng, cách thị trấn Đương Đông khoảng 15km về phía Bắc.
Hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng cay nồng có vị thơm đậm hơn những loại tiêu trồng ở xứ khác. Những người dân lúc nào cũng thân thiện chào mời bạn tới thăm những vườn tiêu xanh mượt của họ. Tham quan xong bạn có thể mua một ít hồ tiêu khô về làm quà tặng người thân.
Làng chài cổ Hàm Ninh
- Vị trí: Làng chài Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo, cách thị trấn Dương Đông 20 km về phía Đông Bắc.
Ðến Hàm Ninh, du khách như người hoài cổ trở lại làng xưa. Cuộc sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ.
Nhà thùng sản xuất nước mắm
- Địa chỉ: Nước mắm Phụng Hưng – Trục đường Dương Đông – An Thới , đối diện Nhà tù Phú Quốc.
Tìm hiểu phương pháp ủ cá truyền thống để tạo ra hương vị đậm đà của nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Khách có thể mua nước mắm tại xưởng. Phú Quốc có trên 100 nhà thùng nước mắm Phú Quốc đang hoạt động và hàng năm đều đặn cho ra đời hàng trăm ngàn lít nước mắm thành phẩm với cách làm truyền thống hơn 100 năm của đảo.
Bảo tàng
Bảo tàng Cội Nguồn
- Vị trí: Đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.
Đây là bảo tàng tư nhân thứ 9 hiện có ở Việt Nam. Đây được xem là nơi lưu giữ những câu chuyện về hòn đảo Phú Quốc, “hồn vía” Phú Quốc. Bảo tàng Cuội Nguồn lưu giữ hơn 3.000 cổ vật, trong đó có 300 bộ thư mục quý về Phú Quốc bằng các chữ Hán, Việt, Anh, Pháp. Bên cạnh đó là các khu vực trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa; khu mỹ nghệ ốc biển; khu sản phẩm quà lưu niệm, ngọc trai; khu nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển và ó biển…
Du lịch tâm linh
Đền/ Chùa/ Nhà thờ
- Dinh Cậu
Vị trí: Mũi Dinh Cậu nằm ngay tại thị trấn Dương Đông.
Mũi Dinh Cậu là một thắng cảnh mà khách thăm Phú Quốc không ai không tìm đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn. Ghềnh đá thiên tạo như trái núi hình thù lạ mắt ba bề sóng vỗ, chung quanh là bãi đá lô xô, đỉnh núi được điểm tô bằng ngôi miếu cổ mái ngói rêu phong trên nóc có đôi rồng chầu nguyệt bằng sứ men lam, dưới tán xộp cổ thụ tuổi hơn thế kỷ xòe rộng như cây lọng xanh cả bốn mùa, bên bãi biển thị trấn Dương Ðông kề bên cây hải đăng sừng sững. Tuyệt hơn cả là cảnh hoàng hôn ở đây vô cùng đẹp, mang đến những cảm xúc tuyệt vời cho du khách.
- Thánh Thất Cao Đài
Phú Quốc là nơi khai đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – Cao Đài. Là một tôn giáo độc thần, có tính dung hợp, Cao Đài là đạo dung hòa giữa Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo, thần đạo, khổng giáo.
- Chùa Sùng Hưng
Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với trung tâm Viễn thông, gần chợ đêm Dinh Cậu.
- Chùa Hộ Quốc
Nằm ở ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ
Lễ hội truyền thống
Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung trực Đây là lễ hội được tổ chức thường năm bắt đầu từ năm 1996 trở lại đây kể từ khi đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng trên địa bàn xã.
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang
- Vị trí: ấp Ông Lang – xã Cửa Dương – huyện Phú Quốc
Dinh Bà nhìn ra xa sau hàng dương xanh là biển xanh ngắt, bãi cát trắng mịn.
Du khách đến lễ hội Dinh Bà vào những ngày gần đây ngày càng đông, người dân huyện đảo Phú Quốc náo nức chuẩn bị cho lễ hội Dinh Bà Ông Lang.
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông Ðây là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, còn gọi là Nam Hải Tướng quân, thu hút đông đảo người dân đến dự hội. Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá “Ông” phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc), là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang
Lịch sử: Lễ hội nghinh Ông là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc.
Lễ hội đua thuyền trên đảo
Cuộc thi đua thuyền trên biển được tổ chức trước đây chỉ với phạm vi trong khu phố ven biển, từ cuộc thi đó đã được huyện đảo du lịch Phú Quốc phát động thành cuộc thi đua thuyền trên biển cấp huyện diễn ra đầu tiên tại huyện đảo Phú Quốc chào mừng dịp lễ 30/4. Đây là lễ hội đua thuyền được tổ chức quy mô hàng năm của nhân dân huyện đảo, thanh niên nam nữ huyện đảo Phú Quốc đều nhiệt tình ủng hộ, tham gia tích cực, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của cư dân vùng biển đảo mang tính truyền thống của người dân đảo Phú Quốc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, được duy trì hàng trăm năm nay.
Lễ hội Đình Thần Dương Đông
Được coi như ngày Tết riêng của người dân địa phương, diễn ra vào 10/1 – 11/1 âm lịch hàng năm.
Lễ hội Vu Lang
- Được tổ chức vào 15/7 âm lịch
Lễ hội Thủ Long Thánh Mẫu
- Được tổ chức vào 20 – 21/2 âm lịch
Lễ đình Ô Bổn
- Được tổ chức 27/2 âm lịch
Lễ hội Đình Ô Nam Hải
- Được tổ chức 21/3 âm lịch
Lễ hội Đình An Thới
- Được tổ chức vào 19/1 âm lịch
vntrip – Vntrip.vn