Các dân tộc ở Sa Pa luôn tuân thủ và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời. Vì vậy những phiên chợ tình Sa Pa của người Dao Đỏ, tục kéo vợ của người H’Mông… vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Muốn khám phá và tìm hiểu về những phong tục đặc sắc của người dân tộc miền sơn cước này, du khách hãy đến địa điểm du lịch Sa Pa – vùng đất của những phong tục độc đáo.
Tục “Đám cưới “double” của người Hà Nhì”
Người Hà Nhì chiếm rất ít dân số ở Sa Pa. Trai gái dân tộc Hà Nhì có phong tục trùm chung khăn kín khi hát giao duyên với nhau trong các dịp lễ hội. Trùm chung khăn nhưng họ vẫn phải giữ ranh giới nhất định bởi luật lệ của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.
Đến địa điểm du lịch Sa Pa, du khách sẽ thấy người Hà Nhì có một luật tục là phải ăn hỏi 2 lần mới được kết hôn. Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu cô gái đó yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ và xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ tổ tiên gia đình. Sau đó, nhà chàng rể làm cỗ mời họ hàng và dân bảng tới chung vui. Lễ nhà trai mang sang nhà gái gồm mấy đồng bạc trắng hoặc có thể tiền mặt, một con lợn chừng 50kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng.
Cô dâu rực rỡ trong ngày cưới của dân tộc Hà Nhì ở Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Sau khi đã kết hôn thì người vợ phải mang họ nhà chồng, khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì vợ chồng phải tổ chức đám cưới lần 2.
Tục “Chờ đến 1 năm mới được cưới của dân tộc Dao Đỏ”
Đây là một nét đẹp trong đám cưới của người Dao Đỏ mà du khách sẽ rất ngạc nhiên khi đến với địa điểm du lịch Sa Pa. Sau khi có tình ý từ những phiên chợ tình hay lễ hội trong bản làng, nếu đã yêu cô gái nào thì chàng trai sẽ về nói với bố mẹ tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình nhà trai sẽ tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn gả con hay không thì lần đầu tiên đều từ chối đồng bạc trắng ấy.
Sau một thời gian, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần 2, nếu ba ngày sau đó mà nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Và kể từ đó, gia đình chàng trai sẽ chọn ngày tốt mang lễ vật tới nhà cô gái. Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai sẽ tự may 2 bộ áo quần cưới trong một năm để chuẩn bị cho đám cưới.
Một đám cưới của người Dao Đỏ ở địa điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Đỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm lên chiếc mũ được dệt thổ cẩm, đính nhiều nụ hoa tết, cài xen những chiếc lắc nhỏ xinh. Điểm nhấn của cô dâu người Dao Đỏ chính là bộ trang phục độc đáo đầy màu sắc và các đường nét tinh xảo trong văn hóa thổ cẩm của người Dao Đỏ – có truyền thống của nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng từ xưa.
Đặc biệt, trong phong tục mời cưới, họ thay thiếp mời bằng 2 đồng tiền xu kẽm cổ truyền. Người được mời dự cưới phải trả lại 2 đồng tiền xu trên và mừng cô dâu chú rể bằng đồng tiền giấy khi đi dự cưới.
Trang phục cô dâu đầy màu sắc rực rỡ của người Dao Đỏ trên Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Đám cưới “độc” của người H’Mông
- Không lấy người cùng họ
Theo quan niệm truyền thống của người H’Mông Sa Pa, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều được coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi, chú rể người H’Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt đó là sáng mồng một Tết Nguyên Đán, phải tự tay làm tất cả mọi việc cho gia đình.
Khi bạn là khách du lịch Sa Pa, đến chơi nhà người dân tộc H’Mông, người vợ sẽ chủ động làm cơm còn chồng sẽ uống rượu với bạn, bạn càng say thì người vợ càng vui vì được coi là gia đình hiếu khách.
Lên Sa Pa, du khách sẽ bắt gặp người H’Mông với trang phục truyền thống (Ảnh sưu tầm) |
-
Tục kéo vợ
Đến địa điểm du lịch Sa Pa , du khách sẽ được trải nghiệm với một tục lệ vô cùng “khó hiểu” của người dân tộc H’Mông. Dù có yêu nhau đến đâu, muốn kết hôn các đôi trai gái đều phải trải qua tục kéo vợ. Khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai cô gái sẽ thỏa thuận với nhau và nơi mà cô gái sẽ bị “bắt”. Theo tục lệ kéo vợ này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu và ngủ với em, chị gái chàng trai. Sau 3 ngày bị kéo, nếu cô gái không trốn khỏi nhà trai thì có nghĩa là cô gái đã đồng ý cưới. Và sau đó sẽ được đón về nhà để chuẩn bị tư trang và áo váy cho đám cưới.
Tục kéo vợ của người dân tộc H’Mông (Ảnh sưu tầm) |
Ở điểm đến Sa Pa, nhiều khi cô gái H’Mông muốn thử người yêu của mình thì đưa ra yêu cầu cho người yêu là “bắt” cô ngay tại nhà vào lúc giữa đêm – việc này không phải là dễ dàng vì giờ này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu của mình, cô gái thường để mở cửa sau. Khi bị kéo, cô gái sẽ có thể hoảng sợ và kêu thật to. Nếu chàng trai kéo được cô gái thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và hùng mãnh.
Những cô dâu H’Mông rực rỡ trong người đám cưới (Ảnh sưu tầm) |
Đôi khi muốn mang đến hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Chàng trai thường không báo trước và giả trang thành người lạ để cô gái không nhận ra. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu của mình. Mặc dù tục kéo vợ phức tạp nhưng lại là một nét đẹp trong văn hóa đời sống của người dân tộc H’Mông ở địa điểm du lịch Sa Pa lãng mạn.
Tục “Cô dâu phải về ngay nhà mẹ đẻ sau khi cưới của dân tộc Tày”
Đối với dân tộc Tày cũng có rất nhiều tục lệ độc đáo nhưng có lẽ tục lệ trong đám cưới là nổi bật nhất. Sau khi xong lễ cưới, cô dâu sẽ quay về nhà bố mẹ đẻ của mình ngay đêm đó, dù trời đã khuya, nhà trai cũng phải đưa cô dâu trở về. Nếu vì lý do như đường sá xa xôi, không thể về ngay thì đêm đó cô dâu và các phù dâu sẽ ngủ cùng với nhau, rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ 3 tính từ ngày cưới, chú rể đón vợ về, đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn.
Người Tày cũng có nhiều tục lệ độc đáo trong đám cưới (Ảnh sưu tầm) |
Đến du lịch Sa Pa, ở lại ở một nhà dân tộc Tày, hầu như bạn sẽ không thấy cô dâu mới cưới về của nhà đó bởi lẽ theo tục cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng 5 – 7 ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ, chừng nào có con mới được về nhà chồng ở hẳn. Vì thế, mẹ chồng luôn gọi con dâu về với những lý do như: gieo mạ, cấy lúa, giã gạo hộ mẹ… để kiếm cớ cho đôi vợ chồng trẻ có dịp gần gũi nhau và ông bà sớm có cháu để bồng.
Tục “coong trình” của người Dao Đỏ Sa Pa
Người Dao Đỏ không coi quan hệ “không vợ chồng” là một điều đáng lên án bởi họ gọi chuyện đó là “coong trình”. Tập tục “coong trình” của người Dao Đỏ đã có từ rất lâu đời và được lưu truyền cho đến ngày nay. Theo người dân địa phương, xưa kia, những người dân tộc Dao Đỏ chỉ cưới nhau cận huyết thống nên sinh con ra đều bị khuyến tật. Vì vậy, họ đã cho những cô gái “coong trình” với những đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai ở nơi khác đến để duy trì nòi giống.
Tập tục “coong trình” này dành cho tất cả những người phụ nữ kể cả những cô gái đã lập gia đình. Nhưng nếu như bị người chồng bắt được hay là cô gái đó không thích hét to thì chàng trai đó sẽ bị phạt với hình phạt là 2 con gà và 1 chai rượu.
Nếu du khách muốn du lịch Sa Pa, muốn trải nghiệm với cuộc sống sinh hoạt đời thường của các dân tộc thiểu số ở địa điểm du lịch Sa Pa, thì du khách nên biết về những phong tục kì lạ, về những lễ hội đặc sắc này để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm du lịch cho mình cũng như hòa nhập nhanh chóng với những con người vùng cao miền sơn cước này.
vntrip – Vntrip.vn