Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc nói chung và Sa Pa nói riêng vừa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người lại vừa thể hiện tính nghệ thuật qua từng bước đi, điệu nhảy. Hiếm nơi nào như địa điểm du lịch Sa Pa lại hội tụ cả đất trời, thiên nhiên và con người hòa quyện hoàn hảo đến như vậy.
Từ những điểm hấp dẫn như Thác Bạc, thác Tình Yêu, đèo Ô Quy cho đến cảnh sắc của mùa thu lúa chín, của những chiếc hoa ban nở trắng xóa nền trời cho đến những ngôi nhà trình tường như “những chiếc nấm khổng lồ”, những điệu múa xòe, múa khèn đặc sắc của các dân tộc vùng cao cũng là điều độc đáo thu hút sự khám phá của du khách thập phương.
Múa xòe Thái – nét văn hóa đặc sắc ở địa điểm du lịch Sa Pa
Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng bao tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân miền núi giản dị. Nói đến nghệ thuật dân gian của dân tộc Thái tại địa điểm du lịch Sa Pa không thể không nhắc đến điệu xòe đặc trưng của dân tộc này. Vào những buổi hội tụ đông vui của đông đảo già trẻ, trai gái trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng luôn luôn xuất hiện những điệu múa xòe bên bếp lửa hay quanh những hũ rượu cần thắm đậm tình làng xóm láng giềng.
Điệu xòe “nhôm khăn” – chiếc khăn Piêu “nhảy múa” (Ảnh sưu tầm) |
Đến địa điểm du lịch Sa Pa du khách sẽ được những người dân tộc Thái hướng dẫn kỹ lưỡng các điệu múa xòe đặc trưng nơi đây, được tham gia vào các lễ hội diễn ra thường xuyên trong bản làng, được tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của những người đồng bào Thái nơi này. Xòe Thái bao gồm 6 điệu xòe cổ được xem là cái gốc, là điểm khởi nguồn cho các điệu xòe khác điệu xòe đầu tiên được kể đến là điệu xòe “Khăm khăn mơi lẩu”- điệu xòe này thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ứng của đồng bào dân tộc Thái.
Điệu xòe thứ hai được kể đến đó là điệu xòe “Phá xí” – xòe bổ bốn, điệu xòe này mang ý nghĩa là đoàn kết lẫn nhau không ngại khó khăn gian khổ. Cho dù là ai khi đi xa tận bốn phương trời đều luôn nghĩ về nhau, đều hướng về cội nguồn của dân tộc. Một điệu xòe rất sôi nổi từng bừng đó là “Nhôm khăn” – Tung khăn. Là điệu múa của những chiếc khăn Piêu bồng bềnh trên tay những cô gái Thái mang ý nghĩa về một niềm vui, ăn mừng khi trong làng có đám cưới, lễ hội.
Điệu xòe “Đổn hôn” với những động tác khéo léo ẩn chứa một ý nghĩa to lớn dù trời đất có thay đổi, cuộc sống có khó khăn ra sao nhưng ý chí và tình người luôn luôn bền chặt sắt son. Điệu xòe thứ 5 được xem là điệu xòe cơ bản và đơn giản nhất trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái – chính là “Khắm khen”. Được hình thành từ lúc sơ khai trong quá trình lao động với ý nghĩa gắn kết cộng đồng, mỗi khi có niềm vui thì cùng nhau nhảy múa, ăn mừng, lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cùng nắm tay nhau vượt qua. Điệu xòe cuối cùng trong 6 điệu xòe cổ tại địa điểm du lịch Sa Pa chính là điệu “Ỏm lọm tốp mư” hay còn dịch nghĩa là điệu xòe vòng tròn vỗ tay.
Múa xòe nét truyền thống đặc trưng ở địa điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Có thể nói rằng múa xòe là văn hóa đặc sắc của điểm đến Sa Pa nói chung và dân tộc Thái nói riêng. Mỗi động tác, mỗi dáng đi dáng đứng đều là những cung bậc, sắc thái khác nhau của cảm xúc mà người dân tộc Thái gửi gắm vào trong những điệu xòe đó. Qua mỗi điệu múa, đêm xòe mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin vào một ngày mới tốt đẹp hơn.
Cũng chính vì vậy mà các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và cũng chính là điều hấp dẫn mà du lịch Sa Pa muốn đem lại cho các bạn du khách bốn phương.
Múa khèn “sản phẩm” đặc trưng của người Mông
Múa khèn hay còn gọi là Tang quây, khi múa khèn không thể thiếu được một loại nhạc cụ quan trọng đó chính là khèn Mông. Với cây khèn độc đáo, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn cũng là một đạo cụ múa đặc trưng của địa điểm du lịch Sa Pa có cấu tạo phù hợp với dáng khèm người và có thể quay, nhảy dễ dàng. Động tác múa khèn rất đa dạng, phong phú: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, đi tiến đi lùi… Động tác cơ bản là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc,… với tốc độ càng nhanh, càng điêu luyện nhưng vẫn giữ được tiếng khèn không dứt.
Múa khèn trở thành phương thức gửi gắm tình cảm lứa đôi (Ảnh sưu tầm) |
Múa khèn dường như là tiếng nói nổi lòng của người Mông chuyển tải những tâm tư, suy nghĩ hay những chàng trai trẻ thổ lộ tình của ấm ủ bấy lâu nay cho người con gái mình yêu. Nếu đi du lịch Sapa vào những ngày lễ hội hay lễ Tết, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không những cảnh sắc không khí vui nhộn của người dân tộc H’mông mà còn được thưởng thức những bài múa khèn điêu luyện của những chàng trai làng bản người Mông.
Theo kinh nghiệm du lịch, vào những dịp lễ hội, Tết đến xuân về, đối với đồng bào dân tộc Mông không thể thiếu tiếng khèn trong những trò chơi dân gian. Các bài biểu diễn múa khèn bao giờ cũng mang ý nghĩa vui tươi, chúc tụng. Tiếng khèn vang lên làm quên đi những khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc và gắn kết tình bạn, tình yêu và tình làng nghĩa xóm lại với nhau hơn. Dường như để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tiếng khèn của người Mông cũng mạnh mẽ, kiên cường như cuộc sống của họ.
Múa khèn là bản sắc độc đáo riêng của dân tộc người Mông cũng là nét văn hóa đặc sắc của điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Tiếng khèn thấm vào máu thịt của ngời Mông, vì vậy tiếng khèn được coi là linh hồn của người Mông trong việc gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, cộng đồn, với thiên nhiên và núi rừng. Tiếng khèn còn thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của dân tộc người Mông.
Điệu múa chuông của người Dao
Theo kinh nghiệm du lịch Sa Pa, cứ mỗi dịp Tết đến, trên khắp bản làng người Dao đều rộn ràng điệu múa Chuông – một nét văn háo truyền thống lâu đời không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. Chỉ với chiếc đạo cụ là chiếc chuông nhỏ xíu bằng đồng kết hợp với trống, đàn nhị và sáo,.. nhưng các chàng trai cô gái người Dao vẫn say mê trong điệu múa Chuông rộn rã, vui tai và hết sức sôi động.
Điệu chuông nét văn hóa đặc trưng của người Dao (Ảnh sưu tầm) |
Người múa tay trái cầm một chiếc đóm, tay phải cầm một chiếc chuông để đánh nhịp, đồng thời kết họp với các động tác nhún chân mềm mại, duyên dáng. Họ vừa múa vừa hát những bài hát cổ xưa mô phỏng quá trình mưu sinh trên vùng đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái trong gia đình. Điệu múa Chuông tại địa điểm du lịch này rất đơn giản nên thu hút rất đông người tham gia thường từ 20 – 40 người, cùng nhau lắc lư theo điệu chuông, cùng nhau nhảy uyển chuyển, gửi tình cảm vào trong những điệu múa, điệu nhảy để con người thêm gần nhau hơn.
Đặc biệt, trong lễ Tết nhảy của người Dao, điệu máu Chuông được coi như là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, bàn vương đã cứu rỗi dân làng ngoài biển năm xưa. Múa chuông ngoài ý nghĩa trong đời sống tinh thần hàng ngày của người dân tộc Dao mà còn mang ý nghĩa bảo vệ cuộc sống gia đình, dòng tộc, cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên trong gia tộc mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.
Múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao (Ảnh sưu tầm) |
Cho đến ngày nay, những điệu múa đặc sắc của các dân tộc vùng cao ở Sa Pa không chỉ mang ý nghĩa truyền thống văn hóa trong đời sống tinh thần của họ mà còn là những nét văn hóa độc đáo thu hút không ít du khách trong nước và nước ngoài đến du lịch Sa Pa để chiêm ngưỡng và khám phá nét đặc trưng hiếm có đó.
Những điệu múa đặc sắc đó còn góp phần tô đẹp cho địa điểm du lịch Sa Pa không những về con người mà còn văn hóa tín ngưỡng đáng khâm phục của các dân tộc thiểu số nơi đây.
vntrip – Vntrip.vn