Bất cứ ai chưa đặt chân đến Sa Pa cũng có thể hình dung được cảnh sắc lung linh, độc đáo, thơ mộng của mảnh đất vùng cao này. Những mùa lúa chín, những cánh hoa ban, những điệu xòe và những cô gái người Thái, người Dao… là những biểu tượng đặc trưng ở địa điểm du lịch Sa Pa.
Hành trình khám phá điều mới mẻ bắt đầu…
Ở địa điểm du lịch Sa Pa, ba dân tộc Mông, Dao Đỏ và Giáy chiếm số lượng lớn nhất. Mỗi dân tộc điều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt và có sức thu hút du khách riêng. Trong đó bản Tả Phìn là bản làng tập trung đông đúc các đồng bào dân tộc người Dao đỏ với nhiều truyền thống độc đáo được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến trong tour du lịch Sa Pa giá rẻ. Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa chừng 12km, con đường vào bản làng quanh co, ngoằn ngoèo, gồ ghề và có nhiều đoạn dốc cao.
Tả Phìn – bản làng nổi tiếng ở điểm du lịch Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Đặt chân xuống đầu bản, du khách sẽ bắt gặp nụ cười thân thiện của những đứa trẻ vùng cao hồn nhiên, ngây thơ cũng như những câu chào hỏi tình cảm của những người dân bản địa. Đến Tả Phìn khám phá những nét văn hóa độc đáo nơi đây từ những nét độc đáo trong trang phục cũng như những lễ hội đặc trưng của người Dao Đỏ nơi đây.
Những bộ trang phục màu sắc rực rỡ…
Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ có màu sắc rất rực rỡ. Đàn ông Dao Đỏ thường để tóc dài sau đó búi sau gáy hoặc búi chổm trên đầu. Y phục mặc thường ngày là quần áo ngắn hoặc dài với màu chàm, màu đen. Trang phục của phụ nữ người Dao Đỏ thì đa dạng hơn bởi quan niệm một bộ trang phục đẹp phải bao gồm 5 màu sắc và màu đỏ là màu chủ đạo.
Trang phục của người Dao Đỏ tại địa điểm tham quan Sa Pa này từ quần áo, khăn quấn cho đến thắt lưng, mũ đều do chính bàn tay phụ nữ Dao Đỏ đan, dệt nên. Bộ trang phục đầy đủ quần áo, mũ, khăn, thắt lưng, giày dép và xà cạp quấn chân được gọi là “huy lâu”.
Những bộ trang phục rực rỡ hấp dẫn du khách từ cái nhìn đầu tiên (Ảnh sưu tầm) |
Người Dao Đỏ không có văn tự riêng mà sử dụng ngôn ngữ chữ Hán đã được Dao hóa hay còn gọi là chữ Nôm Dao và tiếng nói của họ là hệ H’Mông – Dao.
Phong tục tắm lá thuốc
Người Dao Đỏ nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc rất tốt cho sức khỏe. Du khách đi du lịch Sa Pa đều đến đây để thưởng thức dịch vụ tắm lá thuốc này với hơn 10 loại lá thuốc khác nhau có khi lên đến 120 loại lá thuốc. Tắm lá thuốc là một phong tục đặc trưng của người Dao Đỏ với quan niệm chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp hay cảm cúm, ngứa và táo bón, giúp tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh nở, người sau khi ốm, người lao động nặng nhọc.
Bài thuốc của người Dao Đỏ không chỉ đơn thuần là một phương pháp chăm sóc sức khỏe mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của đồng bào Dao. Phong tục tắm lá thuốc của người Dao Đỏ được nhiều du khách khi du lịch Sa Pa thích thú và yêu chuộng bởi những công dụng hữu ích khó mà liều thuốc nhân tạo nào có được.
Phong tục tắm lá thuốc độc đáo của người Dao Đỏ (Ảnh sưu tầm) |
Những lễ hội “kì lạ” của người Dao ở điểm du lịch Sa Pa
Lễ cấp sắc – nét văn hóa “đậm chất” của người Dao Đỏ
Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều du khách, họ thường chọn du lịch Sa Pa vào những dịp cuối năm để có cơ hội khám phá cũng như tận mắt “chứng kiến” lễ hội truyền thống đặc biệt này.
Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hàng năm bởi vào khoảng thời gian này là thời gian nhàn rỗi của đồng bào dân tộc Dao Đỏ. Lễ cấp sắc với mục đích để công nhận là con cháu của “Bàn Vương” – tổ tiên của người Dao Đỏ. Lễ cấp sắc được chia thành nhiều bậc, bậc 3 đèn, bậc 7 đèn và bậc 12 đèn. Những người con trai ở đồng bào Dao Đỏ phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 ngọn đèn trở nên mới có tâm, có đức mà mới được công nhận con cháu của tổ tiên người Dao Đỏ.
Lễ cấp sắc – nét văn hóa chỉ có ở đồng bào dân tộc Dao (Ảnh sưu tầm) |
Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ mang ý nghĩa về mặt tâm linh trong đời sống cũng như có tính giáo dục cao. Sâu xa trong truyền thống lễ cấp sắc của người Dao Đỏ chính là giáo dục con người luôn luôn nhớ đến cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.
Có thể nói, tour du lịch Sa Pa là một trong những tour du lịch du khách yêu thích khám phá thiên nhiên và lễ hội phong phú của các dân tộc thiểu số và lễ cấp sắc của người Dao Đỏ chính là một trong những lễ hội đặc trưng. Nhờ những lễ hội “độc đáo” như vậy mà du khách khi đến địa điểm du lịch Sa Pa sẽ có nhiều cơ hội hiểu biến nhiều hơn về nét văn hóa tiêu biểu của người Dao nói chung và người Dao Đỏ nói riêng.
Lễ “Tết nhảy” – độc, lạ
Đi du lịch Sa Pa vào những dịp Tết đến, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một lễ hội hết sức độc, lạ chỉ có ở đồng bào dân tộc Dao Đỏ, đó chính là lễ Tết nhảy.
Lễ Tết nhảy là một lễ hội đặc trưng của người Dao thường được tổ chức vào những ngày lễ Tết đến xuân về và chỉ vẻn vẹn trong 3 ngày liên tục. Trong lễ Tết nhảy, món ăn chính để cúng và dùng để ăn chính là thịt lợn. Người Dao Đỏ đón Tết bằng điệu nhảy “ Nhiang chằm Đao” để rèn luyện thân thể và võ nghệ. Tất cả những động tác của cá điệu múa, điệu nhảy đều được thức hiện liên tục với sự khéo léo và rất tinh tế của những người biểu biễn. Một số nam thanh niên “sài cỏ” theo hướng dẫn của thầy cả “chái peng pi” tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường để bắc cầu đón thần linh, tổ tiên “về ăn” Tết.
Những điệu múa độc đáo mang tính hình tượng cao của đồng bào Dao Đỏ (Ảnh sưu tầm) |
Đề chào đón những người trong gia đình như cha mẹ, ông bà, tổ tiên quá cố thì điệu nhảy chỉ thể hiện một chân, cúi đầu, ngón tay trỏ giơ cao. Để mời tiên nương, tiên nữ, điệu nhảu được mô tả bằng múa cò “ pẹ họ” để mô phỏng cảnh cò sải cánh bay xa rồi dáo dác tìm chỗ đậu… Các vũ điệu này không biết có từ bao giờ nhưng vẫn được người Dao Đỏ lưu truyền cho đến ngày nay và nó đã ăn sâu vào cuộc sống sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người Dao Đỏ vào những ngày Tết đến xuân về.
Các nghi lễ trong 3 ngày Tết nhảy được đan xen với tiệc tùng ăn uống, cứ múa hát xong là lại uống rượu. Tan bữa rượu là lại tiếp tục nhảy với những bài hát những điệu múa độc đáo để cầu xin những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với dân làng, những may mắn trong cuộc sống qua đó còn tái hiện lại những quá trình lao động cực nhọc, vất vả của người Dao Đỏ tại địa điểm tham quan Sa Pa, những chiến công, tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương, đất nước của các bậc tướng. Và sau khi ba ngày Tết nhảy diễn ra liên tục thì ai về nhà nấy và trở lại công việc hàng ngày của gia đình mình.
Lễ hội hát giao duyên
Lễ hội hát giao duyên là một lễ hội tịa địa điểm du lịch Sa Pa truyền thống. Đến Tả Phìn, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động thú vị và độc đáo của người Dao Đỏ. Lễ hội được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội hát duyên thường có những trò chơi hấp dẫn như thi đi cầu tre qua suối, thi leo cột lấy quà, thi chạy leo núi.
Bên cạnh đó, người Dao Đỏ còn có phong tục hát giao duyên giữa nam chưa có gia đình và nữ còn độc thân để họ có thể tìm được người bạn trăm năm của mình. Hát giữa người bản này với người bản kia để kết bạn mới và nhất là hát để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình làm ăn thuận lợi, mạnh khỏe,…
Lễ hội hát giao duyên nét văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội hát giao duyên còn là dịp để gặp gỡ những người bạn ở xa lâu ngày mới có thể gặp lại giãi bày tâm sự tình cảm riêng tư qua những khúc hát, điệu sáo. Mà lễ hội hát giao duyên đã trở thành nét văn hóa để giúp những cặp trai làng Tả phìn và những cô gái bản bên nên thành duyên vợ chồng.
Với nếp sống giản dị, những con người chân thật, gần gũi, không khí trong lành và các phong tục tập quán độc lạ đó, Tả Phìn chính là một trong những bản làng mà du khách nên khám phá khi đi tour du lịch Sa Pa.
vntrip – Vntrip.vn