Ai ai du lịch Sa Pa cũng đều ra chợ để chọn cho mình vài ba thứ làm quà lưu niệm như áo quần thổ cẩm, hoa quả… Việc đi chợ còn để khám phá thêm nhiều nét đẹp riêng của người dân địa phương. Một số phiên chợ quê nổi tiếng ở Sa Pa từ xưa đến nay là chợ phiên Bắc Hà, chợ Tình, chợ Cán Cấu, chợ Mường Hum…
Rực rỡ phiên chợ Cán Cấu
Cán Cấu là phiên chợ độc đáo thuộc xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đây là phiên chợ của người Mông Hoa, người Giấy và người Dao và được họp vào thứ bảy hàng tuần và các ngày lễ, Tết trong năm. Chợ Cán Cấu là phiên chợ được nhiều du khách yêu thích khi du lịch Sa Pa bởi nét độc đáo riêng có.
Không khí náo nhiệt tại phiên chợ Cán Cấu (Ảnh sưu tầm) |
Khu chợ được ví như năm thửa ruộng bậc thang men theo sườn núi trơ trọi với một con đường 153 – con đường đất đỏ duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn Si Ma Cai. Ba thửa để bán các sản vật địa phương gồm thổ cẩm, chỉ thêu, dược thảo rau quả… Hai thửa còn lại là hàng ăn, thắng cố và bán các vật dụng gia đình. Gần xuống thung lũng, cách chợ chừng khoảng 50m là một thửa ruộng khác được gọi là chợ trâu.
Những món đặc sản Sa Pa được bày bán ở phiên chợ Cán Cấu (Ảnh sưu tầm) |
Tờ mờ sáng, dòng người Mông Hoa, Giáy và Dao từ khắp các bản làng lại kéo về đây, mang theo những sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc… để bày bán ở chợ.
Chợ được chia thành từng khu riêng dành cho đủ loại mặt hàng như: rau quả, nông sản, gia súc, thảo dược và các mặt hàng thổ cẩm sặc sỡ đủ màu sắc. Chỉ đến tận nơi, bạn mới thấy được không khí náo nhiệt và đậm chất của phiên chợ này. Bởi ngoài việc mua bán trao đổi hàng hóa, phiên chợ còn là những nơi để đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhau, cũng là nơi để những chàng trai – cô gái kết tóc se duyên.
Những cô gái miền sơn cước đi chợ phiên Cán Cấu (Ảnh sưu tầm) |
Bên cạnh đó, một hương vị đậm chất vùng cao khác mà chợ phiên Cán Cấu mang lại đó là khu ẩm thực với đa dạng các món ăn đặc sản Sa Pa bên những địa điểm ăn uống lụp xụp nhưng không khi nào ngớt khách. Tất cả đều tạo nên một không khí náo nhiệt. Du khách sẽ không thể nào kiềm lòng trước những làn khói nghi ngút bốc lên từ khắp nơi.
Mỗi quán bán một món ăn đơn giản như thắng cố, phở vùng cao, thịt lợn luộc, lợn cắp nách, rượu ngô… Trong tất cả các món ăn đặc sản Sa Pa thì thắng cố thu hút được đông đảo thực khách nhất, gồm cả du khách trong và ngoài nước. Món ăn này pha trộn đến 27 loại gia vị và bao gồm cả thịt lợn, thịt bò, thịt trâu…
Cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp ở chợ phiên Cán Cấu (Ảnh sưu tầm) |
Du lịch Sa Pa ghé thăm chợ phiên Cán Cấu, du khách không những biết thêm về lịch sử của một phiên chợ đã nổi tiếng từ lâu đời ở vùng cao Sa Pa với đầy màu sắc mà còn là cơ hội để hiểu thêm về đời sống sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao. Ngoài ra, du khách vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản Sa Pa của các dân tộc thiểu số chế biến vừa được nhâm nhi ly rượu táo mèo.
Độc đáo trong phiên chợ Mường Hum
Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng, kề bên là con suối nước trong veo, được bao quanh bởi những dãy núi cao ngất trùng trùng điệp điệp. Chợ phiên nhỏ xinh cuối tuần ven con suối Mường Hum là nơi gặp gỡ, giao lưu, buôn bán và vui chơi của các đồng bào dân tộc Hà Nhi, H’Mông, Hoa Giáy, Dao Đỏ…
Khu chợ mang không khí ồn ào, tấp nập xen lẫn những bộ y phục đầy màu sắc của các cô gái vùng dân tộc thiểu số. Những cô gái Thái mang trên mình những chiếc áo dài màu hồng, màu xanh; cô gái H’Mông với chiếc váy màu cam, màu xanh; người Dao thì ăn mặc đẹp đẽ, cầu kì khăn đội đầu màu đỏ, gấp nếp xuống tận tai.
Những thiếu nữ dân tộc thiểu số xinh đẹp trong chợ phiên Mường Hum (Ảnh sưu tầm) |
Thứ hàng phổ biến và đặc sắc nhất trong phiên chợ Mường Hum chính là hàng thổ cẩm – món đặc sản Sa Pa. Những mặt hàng thổ cẩm do chính bàn tay tinh tế và khéo léo của người dân tộc H’Mông và Dao làm nên.
Sản phẩm là những chiếc mũ quả dưa xinh xắn, khăn choàng đủ màu sắc, túi đeo vai sành điệu và vòng đeo tay bằng vải chàm với các họa tiết sặc sỡ. Tại chợ phiên Mường Hum, du khách có thể chọn một vài đồ làm từ thổ cẩm để làm quà lưu niệm Sa Pa cho bạn bè, người thân – món quà tuy nhỏ nhắn nhưng lại mang ý nghĩa đặc trưng của người dân tộc tại điểm đến Sa Pa.
Hàng thổ cẩm được bày bán phổ biến và đặc sắc nhất chợ Mường Hum (Ảnh sưu tầm) |
Tất cả đã làm nên một buổi chợ phiên Mường Hum vô cùng đặc sắc và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến địa điểm du lịch Sa Pa để khám phá.
Chợ Cao Sơn – Điểm đến lý tưởng ở Sa Pa
Chợ Cao Sơn là chợ của đồng bào dân tộc Mông, Phù Lá, Dao và Hán đen sinh sống ở 4 bản lớn nhất huyện Mường Khương. Phiên chợ Cao Sơn được họp vào thứ tư hàng tuần.
Ngay từ sáng sớm, trên mọi nẻo đường, bạn sẽ thấy người người từ các bản làng nối tiếp nhau đến chợ. Họ đi thành từng đoàn, từng nhóm. Người gùi hàng, kẻ dùng ngựa để thồ hàng hóa, người đi chợ bằng xe máy, xe đạp…
Như các phiên chợ vùng cao khác, chợ Cao Sơn được chia thành nhiều khu. Mặt hàng mang đậm hương vị vùng cao như rau quả, thảo dược, nấm hương, rượu ngô,… sẽ được tập khu thành một khu. Những món đặc sản Sa Pa như hàng thổ cẩm, trang sức phục vụ cho sắc đẹp sẽ được tập hợp thành một khu riêng biệt.
Không khí đông vui, nào nhiệt tại phiên chợ Cao Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Tuy nhiên thu hút du khách nhất là khu bán gia súc, gia cầm… bởi không khí tại khu vực này nhộn nhịp và náo nhiệt người mua, kẻ bán. Cách đó chừng khoảng 200m là khu ẩm thực với những món ăn của người dân tộc. Du khách sẽ thật sự choáng ngợp bởi hương vị quyến rũ từ một số món ăn Sa Pa đặc sản ở đây.
Một lần đặt chân du lịch Sa Pa đến với phiên chợ Cao Sơn là một lần du khách được tận hưởng sự giao thao bản sắc văn hóa của các đồng bào thiểu số vùng cao sông Chảy. Đây cũng là dịp để du khách có cơ hội thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên bờ sông và hiểu biết thêm về đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc nơi đây.
Thổ cẩm và trang sức được bày bán phổ biến ở chợ Cao Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Du lịch Sa Pa, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ở Sa Pa lãng mạn, thơ mộng vừa được lạc vào những phiên chợ Sa Pa rực rỡ sắc màu sắc, lạc vào những câu chuyện vui đùa, vào khung cảnh náo nhiệt đông vui ở Sa Pa.
vntrip – Vntrip.vn