Kiến trúc cổ kính của Hội An luôn là điều hấp dẫn du khách ở mọi thập phương đến đây. Những ngôi nhà cổ 200 – 300 năm, những hội quán cổ xưa của người Hoa, những ngôi chùa và cầu chùa Nhật Bản,… ai ai đến du lịch Hội An cũng đều ghé thăm những nơi ấy. Nhưng thật ra vẻ đẹp cổ kính ấy được tạo nên thừ những mái ngói nho nhỏ, đen xạm lô xô, chen chúc bên nhau, cùng những khoảng tường vàng loang lổ mầu thời gian.
- Xem thêm: Khám phá Làng bích họa Tam Thanh tuyệt đẹp
Những mảnh ghép thời gian (Ảnh sưu tầm) |
Địa điểm du lịch Hội An lạ bởi ngày nay chẳng còn thành phố nào như vậy, thân quen bởi phố như ôm ấp lấy người. Những bức tường màu thời gian này đã đồng hành cùng người dân và du khách ở phố cổ qua hàng thế kỉ.
Cổ kính, rêu phong, nhuốm màu thời gian…
Đi dạo quanh những con đường phố cổ Hội An, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy những bức tường đã muốn màu thời gian len lỏi ở những ngôi nhà có kiến trúc cổ kính. Nhìn từ xa, hầu như tất cả những bức tường đều được phủ vàng nghệ vừa cho khu phố cổ sáng rực lại nhuộm màu cổ xưa. Có những bước tường được tạo ra bởi những ngôi nhà xây dựng không cân xứng do trải qua những quy hoặc khu phố cổ của chính quyền triều đại phong kiến và đặc biệt là của người Pháp trong những thế kỉ trước.
Những bức tường cổ gắn liền với cuộc sống người dân (Ảnh sưu tầm) |
Những kiến trúc nhà cổ ở Hội An là dạng kiến trúc hình ống, có bề ngang hẹp khoảng 5 – 6m nhưng chiều dài lại đến 50m. Những bức tường hướng ra phố Bạch Đằng cạnh bờ sông Hoài chính là phần cuối của những ngôi nhà hình ống hai mặt tiền đặc trưng ở Hội An. Mảnh tường mang nhiều dấu tích thời gian ở phố cổ đó chính là căn nhà hướng bức tường quay ra mặt phố Hoàng Văn Thụ – một trong những địa điểm du lịch Hội An thu hút nhiều nhiếp ảnh gia cũng như du khách nước ngoài mỗi lần đến Hội An.
Bức tường Hoàng Văn Thụ được xem là “bức tường huyền thoại” nơi in dấu nhiều quá khứ và tiêu biểu cho phong cách phố cổ. Trải qua nhiều thế kỉ, sự khắc nghiệt của thời tiết miền Trung nắng mưa thất thường nhưng bức tường càng mạnh vẻ hùng dũng, uy nghi, càng “loang lổ” nhưng cũng càng thêm nét huyền bí, hoang sơ tựa như bức trnah thủy mặc. Nó trong cũ kỉ, rêu phong nhưng ở bức tường có nhiều nét viền tinh tế cũng tạo thêm thẩm mỹ cho điểm đến Hội An. Nếu không để ý kĩ thì khó mà nhìn thấy được “bức tượng huyền thoại” ấy bởi nó không phô trương, không màu mè chỉ đơn giản nhuốm màu thời gian qua năm tháng và mang một vẻ đẹp mà ít bức tường nào có được.Sức sống của bức tường chỉ có được khi bạn cảm nhận về Hội An một cách sâu lắng và trân trọng nhất.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người từ du khách cho đến người dân địa phương đều không bao giờ mong muốn có sự thay đổi nơi đây. Bởi nếu có sự thay đổi đó, thì họ sẽ không còn nơi nào để quay về, sẽ không nhìn thấy những dấu vết cổ kính xưa, không được nhìn thấy cảnh đẹp trầm mặc, sâu lắng của phố cổ hay những bức tường vàng nghệ thân quen. Họ cũng sẽ không còn cơ hội để tìm lại kỷ niệm mỗi lần đến Hội An, dẫu đó là người Hội An hay những du khách chỉ đôi lần ghé thăm điểm đến Hội An.
Bức tường Hoàng Văn Thụ – địa điểm du lịch ở Hội An (Ảnh sưu tầm) |
Ở một căn nhà khác trên phố Nguyễn Thị Minh Khai, bức tường lại được “sơn” màu xanh của dây leo và điểm tô một vài bông hoa đỏ cũng là một điểm nhấn khác biệt so với những bức tường khác.
Bức tường “phủ rêu xanh” ở phố Nguyễn Thị Minh Khai (Ảnh sưu tầm) |
Nói đến những bức tường cổ Hội An, không thể không nhắc đến những giàn hoa giấy , nó như là vật để điểm tô thêm sắc màu ấn tượng thời gian. Những giàn hoa giấy nở hoa rực rỡ vào ban ngày ban đêm lại tỏa hương thơm ngát trên những bức tường rêu phong làm cho khung cảnh nơi đây càng trở nên duyên dáng và trầm mặc hơn.
Nét duyên dáng và trầm mặc ở những bức tường phố cổ (Ảnh sưu tầm) |
Ngày nắng thì bóng giàn hoa giấy đổ nghiêng trên nền tường màu vàng nghệ làm cho phố cổ duyên dáng hơn. Còn những ngày mưa rả rích, bức tường vàng lại cũ kĩ, buồn rầu, chậm rãi thả hồn cùng những khoảnh khắc cuộc sống của con người trong cơn mưa làm gợi nhớ biết bao cảm xúc, kí ức xưa cũ của một cảng thành thị hơn trăm tuổi.
Kí ức tràn về…
Không chỉ nổi tiếng bởi những địa điểm du lịch ở Hội An như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà hay những món ăn ngon như cao lầu, mỳ Quảng, mà còn “quyến rũ” du khách bởi những bức tường vàng cổ kính, rêu phong. Với những kiến trúc xưa cũ, những mảnh tường phủ rêu xanh khiến không ít du khách một lần tới thăm đều nhớ nhung mãi không thôi. Những người con xa quê, kí ức chơi đùa bên những bức tường vàng tươi luôn là kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của họ mà họ không bao giờ quên được.
Bên những góc phố, ngã tư đường, những cụ già đã ngoài 80 tuổi vẫn nương nhờ vào bức tường vàng của ngôi nhà để mưu sinh với gánh chè bắp, gánh bánh canh hay những gánh tò hoe đủ màu sắc. Để thu hút khách, cụ già đặt tò hoe lên môi thổi một làn hơi nhẹ nhàng âm thanh vang lên như chính hơn thở của hồn phố cổ Hội An.
Những bức tường vàng gánh liền với những gánh hàng rong (Ảnh sưu tầm) |
Mỗi lần xa quê hương, những người con xứ Quảng lại nhớ về những ngôi nhà cổ với những bức tường rêu phong, những gánh hàng rong ở ngã tư đường Bạch Đằng, Lê Lợi hay những trò chơi nhân gian ở Hội An. Cuộc sống, cảnh vật cho đến dáng dấp con người Hội An, đều khoan thai, nhẹ nhàng sâu lắng như chính cái hồn mà khu phố này đang khoác lên mình. Ngày ngày, dòng người cứ lặng lẽ tìm về Hội An như tìm về một góc bình yên của cuộc sống không xô bồ, tấp nập mà tĩnh lặng và nhẹ nhàng sâu lắng với những cảnh đẹp bình dị. Tình yêu của mỗi du khách dành cho Hội An mỗi người mỗi khác, nhưng chắc hẳn ai đến đây cũng cảm nhận được cái tĩnh mịch, yên bình của cuộc sống.
Hãy thử một lần đến Hội An, băng qua những con hẻm nhỏ bạn sẽ thấy một dãy tường dài màu vàng rực rỡ, lúc đó hãy nhớ lưu lại một bức ảnh về bức tường thời gian ấy sẽ là những khoảnh khắc đẹp nhất trong chuyến đi du lịch Hội An của mình.
Chứng nhân lịch sử…
Bức tường vàng màu ngoài mang vẻ đẹp cổ kính ra còn là chứng nhân cho cuộc sống mỗi mùa lụt của người dân địa điểm du lịch Hội An. Mỗi năm nơi đây luôn hứng chịu những trận lụt đỉnh đểm, chỉ cần nhìn lên những bức tường, bạn sẽ cảm nhận được một phần nào cuộc sống trong mùa lụt lội của người dân Hội An qua những mức báo lũ được gắn định kì hàng năm trên những bức tường.
Chứng nhân lịch sử qua thời gian (Ảnh sưu tầm) |
Mặc dù là một nhân chứng vô tri vô giác nhưng người dân nơi đây vẫn luôn trân trọng những bức tường vàng nghệ này bởi chúng là người bạn luôn đồng hành trong nhịp sống của người dân địa phương Hội An. Và cứ qua một thế kỉ thì bức tường lại chứng kiến một thế hệ qua đi thế hệ sau lại tiếp bước, chứng kiến được sự phát triển ngày một đi lên của điểm đến Hội An.
Đêm về những mảnh tưởng này càng trở nên cổ kính hơn dưới ánh sáng của những chiếc đèn lồng. Ở đâu đó trong những con hẻm nhỏ, ta lại bắt gặp những bức tường ôm sát nhau chỉ tạo ra một khoảng nhỏ đủ 1 người đi, mặc dù những bức tường vàng nghệ nổi bật nhưng luôn thăng trầm, kín đáo và vẫn lặng lẽ chứng kiến những hình ảnh giản dị của địa điểm du lịch Hội An về đêm ở những góc phố bé nhỏ.
- Xem thêm: Món ngon đặc sản Hội An không thể bỏ qua
vntrip – Vntrip.vn