Bốc bát hương về nhà mới như thế nào, quy trình bốc gồm những gì hay bài văn khấn bốc bát hương về nhà mới là gì? luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Mời quý khách xem bài viết sau đây để biết chi tiết về những nội dung như trên.
Bài trí bàn thờ gia tiên như thế nào là chuẩn
Chia sẻ hay: Bộ đồ thờ cúng đầy đủ gồm những gì?
Đầu tiên để tránh những hiểu lầm không đáng có thì quý khách cần phải phân biệt và hiểu rõ khái niệm bốc bát hương về nhà mới để tránh nhầm lẫn với bốc bát hương mới.
– Bốc bát hương về nhà mới: là một bát hương mới hoàn toàn
– Bốc bát hương mới: tức là thay bát hương cũ bằng bát hương mới
Quy trình bốc bát hương về nhà mới gồm những bước nào, cần chuẩn bị những gì?
Người xưa có câu “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” là 3 việc trọng đại của đời người, luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất là các tục lệ thờ cúng tâm linh trong việc cất nhà. Việc thay bát hương mới, bốc bát hương cho nhà mới được xem là thủ tục cuối cùng để gia chủ dọn vào nhà mới.
Bốc bát hương cho nhà mới cần thủ tục gì?
– Quy trình bốc bát hương vào nhà mới gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ chuẩn bị cho đến cúng lễ vào nhà mới. Các bước như sau:
Chuẩn bị bát hương
Bát hương gia chủ nên sử dụng là bát hương bằng sứ Bát Tràng. Sở dĩ nói như vậy là bởi bát hương bằng sứ được làm từ đất, là đại diện cho Thổ trên bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, còn được tạo nên bởi sự khéo léo của người nghệ nhân nên bát hương bằng sứ Bát Tràng lại càng trở nên đặc biệt.
Theo phong thủy tâm linh thì bàn thờ gia tiên, gia chủ cần thờ 3 bát hương
– 1 bát hương to nhất được đặt ở giữa dùng để thờ Thần linh như ông Công, Ông Táo….
– Bát hương bên trái thờ bà cô, ông mãnh
– Bát hương bên phải thờ gia tiên tiền tổ
Sở dĩ nên thờ riêng như vậy là bởi bát hương giống như là ngôi nhà của cõi âm, vì thế không thể thờ chung thần, phật gia tiên cùng một bát hương.
Vệ sinh bát hương
Trước khi tiến hành bốc bát hương gia chủ cần tiến hành vệ sinh bát hương để loại bỏ các tạp chất, bụi bậm trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
– Trước tiên nên sử dụng nước sạch để rửa qua, kì cọ kỹ ở bên trong và bên ngoài bát hương rồi để ráo nước, phơi khô tự nhiên.
– Sau đó, tráng lại bằng rượu 40 độ được xem như phương pháp để tẩy uế, khử tà được áp dụng khá phổ biến đối với các vật phẩm thờ cúng.
Chuẩn bị cốt bát hương
Cốt bát hương bao gồm:
– Tro trấu hoặc cát trắng
– Một túi cốt gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã lão, xà cừ, san hô đỏ
Hoặc gia chủ có thể sử dụng tro rơm nếp làm cốt bát hương sẽ thuận tiện hơn cho việc cắm nhang tránh làm gãy chân nhang, chân hương.
Bộ đồ thờ men lam vẽ tay Bát Tràng cho bàn thờ treo tường.
>>>Để biết giá bộ đồ thờ khoảng bao nhiêu tiền, bạn xem chi tiết tại đây
Tiến Hành Nghi Thức Khấn Vái Xin Gia Tiên
– Khi khấn gia chủ nên nêu rõ lý do vì sao lại thay mới bát hương và nên soạn sẵn bài văn khấn bốc bát hương nhà mới để khấn trong lúc cúng lễ.
– Mâm cơm cúng bốc bát hương mới gia chủ cần chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ.
Sau khi cúng xong, và đã khấn vái
Sau khi đã cúng xong thì gia chủ có thể tiến hành thủ tục bốc bát hương mới. Lúc này, dùng giấy vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên bát hương, dùng 2 ngón tay cái che mắt rồng lại, tránh cho lửa tiếp xúc trực tiếp với mắt rồng. Đây được xem là một phương pháp khai quang rồng giúp xua đuổi tà khí, hung khí.
Sau khi hơ xong, gia chủ cho gói thất bảo vào trong bát hương, sau đó cho tro nếp vào (lưu ý tro nếp nên được bóp với ít nước gừng và rượu). Tiếp theo lấy vài chân nhang ở bát hương cũ chuyển sang bát hương mới rồi khấn vái tạ ơn thần linh, gia tiên.
Thực hiện mâm cúng lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
Mâm cúng nhập trạch hay còn được gọi là mâm cúng vào nhà mới để gia đình thông báo đến với toàn thể chư vị thần phật về sự định cư nơi ở mới của gia đình. Mâm cúng lễ nhập trạch có thể tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm có thể khác nhau. Nhưng nhất định khi cúng lễ phải thật thành tâm.
Sau cúng nhập trạch thì gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên. Sau khi đã khai quang điểm nhãn cho rồng, người đại diện cho gia đình sẽ dùng tay che đôi mắt rồng trên bát hương và hơ lửa xung quang. Sau khi hơ xong thì lấy một tờ giấy vàng chà xát bên trong và bên ngoài bát hương, cuối cùng chỉ cần cho cốt bát hương bao gồm thất bảo và tro rơm nếp vào là xong.
Dâng bát hương lên bàn thờ gia đình
Sau khi làm xong các thủ tục nêu trên thì gia chủ, người địa diện chỉ cần đặt bát hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư vị thần phật về độ tại gia để phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà.
Trên đây là thủ tục đầy đủ để bốc bát hương về nhà mới cho những ai quan tâm. Quý khách còn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0936 158 369 để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Ngoài ra, quý khách có nhu cầu mua bát hương cho bàn thờ gia tiên có thể tham khảo một số mẫu và giá thành của chúng tôi sau đây.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cao cấp – liên hệ 0936 158 369 để được tư vấn chi tiết
Bộ đồ thờ men rạn cao cấp có đỉnh hạc của Gốm Sứ Bát Tràng 360
1 góc nhỏ của cửa hàng của chúng tôi có địa chỉ ở số 66 Nguyễn Đức Thuận, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất của gốm sứ Bát tràng 360 ở xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng rất hân hạnh được tiếp đón quý khách ghé thăm