Đến mùa nhập học, sinh viên từ nhiều nơi nô nức kéo về các thành phố lớn nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao. Họ tìm căn nhà không chung chủ để không bị hạn chế thời gian. Vì vậy mà nhiều sinh viên đã thuê lại cả một căn nhà giá rẻ rồi cho các bạn sinh viên khác thuê lại. Vậy câu hỏi đặt ra có được thuê lại nhà đang thuê hay không? Việc thuê như vậy có vi phạm pháp luật? Để có thể nắm rõ chi tiết quy định của pháp luật, mời các bạn theo dõi biết viết dưới đây của Luật sư X nhé. |
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật nhà ở 2014.
Nội dung tư vấn:
Trước hết, theo Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng thuê nhà ở là:
Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, đối với hợp đồng thuê nhà do các bên tự thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê, hình thức trả tiền và mục đích thuê nhà.
Vậy hình thức “cho thuê lại nhà đang thuê” là như thế nào? Pháp luật dân sự hiện hành chưa có văn bản nào huớng dẫn nào cụ thể định nghĩa như thế nào là “cho thuê lại nhà đang thuê”. Cho nên, chúng ta có thể định nghĩa theo thực tế như sau:
“Cho thuê lại nhà đang thuê có nghĩa là bạn sẽ bỏ ra một số tiền không quá lớn để thuê lại một căn nhà, một chung cư hay một dãy nhà trọ, sau đó, tiếp tục sẽ cho người khác thuê lại tài sản bạn đã thuê trước đó với mức giá chêch lệch để hưởng lợi. “
Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 475 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng:
Điều 475. Cho thuê lại
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Như vậy, đối với hình thức cho thuê lại nhà đang thuê thì pháp luật Việt Nam không cấm nhưng theo quy định nêu trên, việc cho thuê lại phải có sự đồng ý của người cho thuê nhà, cho nên, để tránh tranh chấp sau này liên quan đến hợp đồng cho thuê lại nhà thì các bên cần thỏa thuận về việc cho thuê lại nếu bên cho thuê đồng ý thì có thể ghi nhận trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật nhà ở 2014 cũng có quy định về trường hợp bên cho thuê nhà ở ban đầu có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu hồi nhà ở đang cho thuê nếu bên thuê cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm, theo đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà có quy định về thỏa thuận phạt do vi phạm hợp đồng về việc tự ý cho thuê lại nhà đang thuê thì bên vi phạm phải trả cho bên kia số tiền theo mức phạt đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Nếu bạn có những thắc mắc về vấn đề hợp đồng thuê nhà hay tham khảo dịch vụ soạn thảo hợp đồng thuê nhà của Luật sư X để hiểu rõ hơn phần nào vấn đề bạn đang thắc mắc.