Nhắc đến chùa Ngọc Hoàng, người dân ở Sài Gòn không ai là không biết đến ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về việc cầu con cái. Không những vậy Chùa Ngọc Hoàng còn sở hữu kiến trúc độc đáo khiến du khách thích thú.
Ngôi chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn trang nghiêm
1.Bí ẩn tại chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
Địa chỉ: Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1 (TP HCM)
Vì sao chùa Ngọc Hoàng lại được nhiều khách thập phương tới khấn, bái đến vậy?
Chuyện xưa kể rằng, 12 bà mụ làm việc nắn hình người cho bé từ lúc thai sinh do vậy tục thờ cúng 12 Mụ bà – Mẹ Sanh Mẹ Đổ gần như phổ biến tại nhiều gia đình. Và ở chùa Ngọc Hoàng thì có hẳn một không gian để thờ 12 Mụ bà.
Bàn thờ 12 Mụ Bà của chùa Ngọc Hoàng quận 1
Khách đến cầu con được đeo một sợi chỉ màu đỏ vào cổ tay. Nếu cầu con trai thì khấn rồi treo sợi chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo sợi chỉ vào các bức tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới bà mụ 3 cái rồi lại xoa bụng mình 3 cái nữa.
2.Kiến trúc độc đáo của chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng hay còn có tên khách là chùa Phước Hải, tọa lạc trên đường Mai Thị Lựu, quận 1. Mặc dù chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính qua năm tháng. Đặc biệt, bên trong chùa vẫn còn giữ được nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án.
Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.
Bởi nét độc đáo trong kiến trúc cũng như những giá trị lịch sử mà chùa Ngọc Hoàng đem đến, chùa được công nhân là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.
Bức tượng cổ bằng giấy bồi của chùa Ngọc Hoàng tp HCM
Chùa được xây dựng kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.
Kiến trúc mái ngói của ngôi chùa cổ
Khi bước vào chính điện, bạn sẽ thấy tận mắt tượng Ngọc Hoàng bằng gỗ – Người trụ trì Thiên Đàng theo tín ngưỡng Đạo giáo. Chùa Ngọc Hoàng cũng như nhiều chùa khác, khi vào đây bạn nên tìm hiểu về tuần tự khấn, bái hoặc vãn cảnh chùa theo từng gian.
Tượng Ngọc Hoàng thờ tại Chính Điện
3.Thời gian thích hợp để vào chùa
Buổi sáng chùa Ngọc Hoàng mở cửa từ khoảng 7h30, cuối tuần thì nên đến sớm hơn 30 phút để tránh lượng du khách đổ về đây quá đông khiến việc cầu khấn tốn nhiều thời gian và dễ chệch tuần tự thăm các gian.
Người dân xếp hàng để được cầu khấn
Thông thường,chùa sẽ mở cửa đến 7h tối hàng ngày, vào những ngày rằm hàng tháng chàu sẽ mở cửa trễ hơn để phật tử từ xa đến có thể dâng hương. Dù muộn hơn nhưng chùa cũng chỉ mở đến 8h.
Đến 8 giờ là hết giờ cầu nguyện chùa Ngọc Hoàng ở thành phố Hồ Chí Minh
4.Chùa Ngọc Hoàng đón tiếp Tổng thống Obama (Mỹ)
Chiều ngày 24/5/2016, ngày sau khi đáp chuyên cơ riêng xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng thống Obama có chuyến ghé thăm Chùa Ngọc Hoàng.
Đoàn xe của tổng thống Obama đến thăm chùa Ngọc Hoàng
Tổng thống Obama rất quan tâm đến những nét kiến trúc, chạm trổ tinh xảo của ngôi chùa có tuổi đời hơn 1 thế kỉ này.
Tổng thống Obama quan sát kiến trúc ngôi chùa
Ông vui vẻ trao đổi với những người cộng sự của mình.
Tổng thống Obama nồng nhiệt đáp lại người dân xung quanh khi họ chào đón.
Tổng thống Obama vẫy tay chào mọi người
Đối với người dân Sài Gòn cuộc sống là vậy, còn hy vọng, còn niềm tin là còn lẽ sống. Mọi người đặt niềm tin vào một điều gì đó đó có thể là mơ hồ. Tất nhiên, sự thành tâm kính tin ở đây không phải là sự mê muội mù quáng!
Ngọc Anh – Vntrip.vn