Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại trung tâm quận Thanh Xuân nhưng lại gây ô nhiễm, một sự cố môi trường nghiêm trọng thì sẽ phải xử lý như thế nào? Trên thực tế thì nhà nước cũng chưa có một quy trình xử lý vấn đề này đặc biệt là trong vụ rạng động mới đây nhất nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng trách nhiệm ai sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại cho dân? |
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Bảo vệ môi trường 2014
Nội dung tư vấn:
1. Các công ty gây ô nhiễm sẽ phải chi trả các chi phí để bồi thường
Lấy ví dụ là vụ thiệt hại mới đây nhất của nhà máy rạng động khi mà gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn hộ dân. Sự cố môi trường gây ô nhiễm sức khỏe cho nhiều người còn che dấu thông tin gây hoang mang dư luận. Sau một thời gian kiểm định chất lượng ô nhiễm môi trường thì đã có ngay kết luận môi trường xung quanh có bán kính 1 km đều bị ảnh hưởng. Xét về góc độ pháp lý, tổ chức gây ra sự cố môi trường (ở đây nói riêng là Nhà máy Rạng Đông, nói chung là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gây thiệt hại) phải có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực theo quy định tại Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Cụ thể:
Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
Như vậy, bên cạnh việc phải khắc phục sự cố này thì phía các công ty hoạt động kinh doanh mà gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại. Các khoản tiền cần phải chi trả như là các chi phí ngăn chặn và hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như bồi thường thiệt hại về việc làm ô nhiễm môi trường cũng như bồi thường thiệt hại cho những bên liên quan (người dân).
2. Trách nhiệm bồi thường vụ cháy nhà máy Rạng Đông
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra bao gồm các thiệt hại mà người dân quanh đây phải chịu do vụ cháy. Căn cứ vào Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 thì kể cả khi không có lỗi dẫn đến vụ cháy thì Công ty Rạng Đông vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Các chi phí phải bồi thường được quy định gồm các thiệt hại trên thực tế mà người dân quanh đây phải chịu, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Các khu nhà phải di chuyển, thuê trọ để xa khu vực bị ô nhiễm.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: được tính là những thu nhập mà nếu không có vụ cháy, họ vẫn có thể kiếm thu nhập như thường.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị…Chi phí thăm khám bệnh cũng phải được đảm bảo để người dân tham gia kiểm tra sức khỏe.
Mức bồi thường ban đầu có thể do các bên thỏa thuận. Nhưng nếu không thỏa thuận được thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa. Sau khi khởi kiện thành công, Rạng Đông có thể sẽ bị tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian dài thậm chí là chấm dứt hoạt động. Hãy đợi kết luận của cơ quan chức năng!
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!