Một trong những rối loạn tiểu tiện thường xảy ra nhất là tiểu buốt tiểu rắt. Và so với tỉ lệ khiêm tốn nam giới mắc triệu chứng bệnh lý này thì phụ nữ lại chiếm tỉ lệ gấp 5 lần nam giới. Với sự hình thành, phát triển phổ biến và những hệ lụy sức khỏe mà đái dắt mang lại thì việc chị em trang bị cho mình kiến thức về bệnh đái dắt ở phụ nữ là điều cần thiết.
Lý do dẫn tới bệnh đái dắt ở phụ nữ
Đái dắt ở phụ nữ dễ dàng nhận thấy ở thai phụ trong thời gian thai kỳ đầu tiên khi tử cung phát triển để chuẩn bị cho sự hình thành của thai nhi. Một số thực phẩm cùng những chất kích thích bên ngoài niệu đạo cũng có thể là nguyên nhân lý giải cho triệu chứng này.
Tuy nhiên, tiểu dắt khi đã trở thành triệu chứng bệnh lý thì nguyên nhân lý giải cho tình trạng này chính là các bệnh mà nữ giới đang mắc phải
Theo các chuyên gia tại Trung tâm Y tế đại học Maryland (Mỹ), có khoảng 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo và phát triển ở bất cứ đâu trong hệ thống tiết niệu, nhưng thường xảy ra nhất ở bàng quang và niệu đạo. Và tiểu dắt, tiểu buốt chính là triệu chứng điển hình của các bệnh lý này mà chị em có thể dễ dàng nhận biết.
Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuyến giáp hoạt động quá mức, tiểu đường, bàng quang nhỏ đều có thể là nguyên nhân bước đầu phỏng đoán cho bệnh đái dắt ở phụ nữ.
Phương pháp điều trị
Mọi phương pháp điều trị đều phải căn cứ trên nguyên nhân bệnh lý, với bệnh đái dắt ở phụ nữ việc điều trị cũng bắt đầu từ việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán sau đó mới đưa ra các hướng điều trị thích hợp cho từng nguyên nhân cụ thể.
Trường hợp nguyên nhân là bệnh tiểu đường đi cùng viêm nhiễm, các toa kháng sinh sẽ được kê để loại bỏ viêm nhiễm. Thuốc giúp kiểm soát các cơn co thắt trong bàng quang để triệu chứng tiểu dắt sẽ đi từ thuyên giảm tới khỏi triệt để.
Với thủ phạm gây nên bệnh đái dắt ở phụ nữ là viêm đường tiết niệu, dựa trên nguyên nhân bệnh lý là do lậu cầu, do giang mai, do lao, do vi khuẩn Ecoli hay sỏi tiết niệu, bác sĩ sẽ có cách điều trị riêng.
Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu của Phòng khám phụ khoa Thiện Hòa khuyên chị em, dù với bất kỳ nguyên nhân nào gây nên triệu chứng đái dắt cũng không nên chậm trễ điều trị để phải đánh đổi những hệ lụy sức khỏe không mong muốn. Việc để bệnh kéo dài sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc chữa trị về sau cũng như mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/benh-dai-dat-o-phu-nu/