Giang mai là bệnh xã hội, khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ bệnh giang mai là gì? do đâu gây ra và các biểu hiện của bệnh? Vì vậy, bài viết dưới đây nhằm đưa những thông tin cơ bản về bệnh giang mai ở nữ giúp mọi người nâng cao kiến thức. Từ đó, có cách phòng tránh cũng như là phương pháp sử lý khi bị bệnh.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai đã xuất hiện cách đây rất lâu, theo từ điển y học thì giang mai là bệnh xã hội, lây truyền qua đường tình dục do một loại xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai thường được chia làm 3 giai đoạn:
– Ở giai đoạn I: Đây là giai đoạn khi mới tiếp xúc và ủ bệnh với bệnh giang mai từ khoảng 3 – 90 ngày, tùy theo mức độ ủ bệnh và sức khỏe của mỗi người. Đây là giai đoạn rất quan trọng, nếu phát hiện sớm có thể chữa trị nhanh chóng và hiệu quả. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ xuất hiện những vết loét, thường tập trung ở bộ phận sinh dục, nơi tiếp xúc trực tiếp với bệnh. Vết loét thường có hình tròn, bầu dục, có màu đỏ, bờ nhẵn, không gây ngứa và đau, thường có kích thước khoảng 0,3 -3 cm. Khi không được điều trị vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và chuyển sang giai đoạn khác, nặng hơn.
Xem thêm: Bệnh chlamydia có chữa khỏi được không ?
– Giai đoạn II: Giai đoạn II xảy ra từ ngày thứ 45 sau giai đoạn I. Ở giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện ban đối xứng có màu hồng hoặc các mảng sần, nốt phỏng nước,vết loét trên khắp người, bao gồm cả chân, tay. Các mảng sần, vết loét nếu cọ sát vào nhau sẽ gây chảy nước, trong nước này sẽ chứa xoắn khuẩn giang mai. Vì vậy, rất dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc.
– Giai đoạn III: Đây là giai đoạn tiềm ẩn của vi khuẩn, nó không có dấu hiệu ra bên ngoài. Giang mai giai đoạn III có thể xảy ra từ 3- 15 năm và bắt chia thành các triệu chứng khác nhau: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai. Ở giai đoạn này, người bị giang mai sẽ không lây bệnh sang cho người khác.
Những nguy hiểm của giang mai
– Khi bị giang mai các xoắn khuẩn giang mai sẽ gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể.
– Làm rối loạn cảm giác, người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở tất cả các chi, toàn thân, đau nhói ngắn nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy như bị dao cắt, ong châm… những cơn đau này thường đến bất chật và ngẫu nhiên. Về sau, sẽ đi lại nặng nề và khó khăn.
– Khoảng 90 % người bệnh khi bị mắc giang mai, đồng tử sẽ bị nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng.
– Bệnh giang mai sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến nội tạng.
– Người mẹ mang thai khi mắc giang mai sẽ dễ khiến thai nhi bị tử vong hoặc bị dị thai sau khi sinh.
– Ảnh hưởng đến xương khớp: giang mai sẽ khiến các khớp chân tay, đầu gối, hông… bị tổn hại đến cấu trúc xương, gây thoát vị hoặc dễ gãy xương.
Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống, kinh tế của chính bệnh nhân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu là hết sức quan trọng, giúp bệnh nhân có thể điều trị được khỏi bệnh.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/benh-giang-mai-la-gi/