Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện pháp lý theo quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam. Vậy điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh xăng dầu như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
Kinh doanh xăng dầu là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về Kinh doanh xăng dầu thì “Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.”
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành định nghĩa “kinh doanh xăng dầu” bằng cách liệt kê ra một loạt các hoạt động được cho là thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Pháp luật điều chỉnh để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cần đáp ứng điều kiện đầu tư theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dịch vụ viễn thông cơ bản sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản sau: Hiệp định WTO, FTAs, ACIA; Luật đầu tư năm 2020 và một số nghị định hướng dẫn.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh xăng dầu quy định quốc tế (Theo WTO, FTAs, ACIA)
Các quy định trong các điều ước quốc tế, mà Việt Nam đã tham gia, đặt ra hạn chế về quyền phân phối dầu thô và dầu đã qua chế biến đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát nguồn lực dầu mỏ của quốc gia.
Nhà đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp hoặc hoạt động dưới hình thức sở hữu hoặc quản lý quyền phân phối dầu thô và dầu đã qua chế biến trên thị trường Việt Nam. Quy định này giới hạn quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành dầu mỏ và nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu mỏ trong nước.
Thay vào đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào hợp tác với các đơn vị trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển dầu mỏ. Họ có thể đầu tư vào các dự án khai thác dầu mỏ, đặt nhà máy chế biến tại Việt Nam hoặc xuất khẩu dầu mỏ đã qua chế biến theo các quy định về xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia.
Quy định này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ và kiểm soát tài nguyên dầu mỏ của Việt Nam. Điều này cũng thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế trong ngành dầu khí, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của ngành công nghiệp năng lượng trong nước.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Thứ nhất, điều kiện về đăng ký ngành nghề. Nhà đầu tư muốn kinh doanh xăng dầu thì trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà nhà nhà đầu tư được cấp theo pháp luật Việt Nam phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Thứ hai, điều kiện về cơ sở vật chất.
- Nhà đầu tư phải phải sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 5 năm cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam với điều kiện cầu cảng đó phải tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn.
- Sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 5 năm đối với kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép con kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thì phải sở hữu/đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% vốn điều lệ đối với hệ thống kho và đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu cầu dự trữ của thương nhân
- Sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 5 năm đối với phương tiện vận tải xăng dầu nội địa. Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu/đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu 3.000 m3.
- Có hệ thống phân phối xăng dầu đạt điều kiện
- Phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
Thứ ba, đảm bảo phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Điều kiện sản xuất xăng dầu
- Thứ nhất, có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thứ hai, nhà đầu tư có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thứ ba, nhà đầu tư sở hữu phòng thử nghiệm và đảm bảo đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn KTQG
Điều kiện phân phối xăng dầu
- Có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu
- Có hệ thống phân phối xăng dầu
- Có phòng thử nghiệm
Ngoài ra, nhà nước còn quy định riêng với chi tiết một số ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu khác tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ hoặc nhận sự tư vấn từ Siglaw để có thể thuận lợi đầu tư lĩnh vực này.
Xem thêm: gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài của công ty luật siglaw.