Nguồn cung thị trường căn hộ Hà Nội đã phục hồi, thậm chí ngang bằng với thời điểm trước dịch Covid-19. Bất động sản vẫn là kênh đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm bởi khả năng sinh lời ổn định và an toàn.
Theo CBRE, nửa đầu năm 2020 thị trường Hà Nội đã ghi nhận khoảng 7.200 căn hộ mới mở bán, giảm 65% theo năm. Trong đó, riêng quý 2 ghi nhận 5.600 căn mở bán. Mặc dù nguồn cung 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng mở bán mới trong quý II và quý III đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường nhà đất Hà Nội so với quý I và mối quan tâm của khách hàng với thị trường BĐS đã gia tăng trở lại.
Thị trường BĐS Hà Nội dần phục hồi
Chuyên gia BĐS Địa Ốc Long Phát cho biết, thời gian khó khăn vừa qua chính là giai đoạn “thử lửa” của thị trường BĐS. Qua giai đoạn này, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được quan tâm bởi khả năng sinh lời ổn định và an tòa.
Tốc độ phục hồi của thị trường BĐS Hà Nội còn phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế nước nhà cũng như những hành động, chính sách của Chính phủ. Một số phân khúc cơ bản như: đất nền, bđs công nghiệp, chung cư cao cấp, nhà phố thương mại shophouse,… có thể phục hồi nhanh chóng ngay sau khi nền kinh tế phục hồi. Trong khi đó thị BĐS nghỉ dưỡng, cho thuê văn phòng Hà Nội,… sẽ phục hồi chậm hơn.
Trên thị trường lãi suất, Chính phủ cũng đã có những động thái kịp thời. Các khoản lãi suất tiền gửi, lãi suất tín dụng đề có xu hướng giảm. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp BĐS trong việc huy động vốn.
Đi đôi với sự phục hồi của nền kinh tế nói chung là sự khởi sắc của lĩnh vực bất động sản. Các nhà đầu tư lại tiếp tục tìm kiếm thêm các cơ hội mới. Tại thị trường Hà Nội, khu vực phía Tây sẽ thu hút dòng vốn đổ về. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, giai đoạn 2017 đến 2019 khu vực này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60 – 70% nguồn cung BĐS chào bán trên toàn thị trường.
Tiềm năng BĐS khu vực phía Tây Hà Nội
Khu vực phía Tây được định hướng trở thành trung tâm đô thị mới của Thủ đô. Nhờ vậy mà hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được quy hoạch và đầu tư rất lớn, hiện đại.
Những trục đường vành đai và hướng tâm rộng lớn đã và đang dần hoàn thiện như Đại lộ Thăng Long, đường Lê Văn Lương, trục Lê Quang Đạo kéo dài, … cùng các đại đô thị lớn như Khu đô thị Dương Nội, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Park City, Khu đô thị Smart City, … đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Kéo theo đó là một lượng dân cư lớn đổ về khu vực này sinh sống, tạo nên một diện mạo đô thị mới sầm uất.
Không những vậy, các dự án tiện ích xã hội cũng rầm rộ được đầu tư xây dựng và hoàn thiện ở khu vực này và tạo ra giá trị sống ngày một lớn cho dân cư của chuỗi đô thị mới nằm ở phía Tây này.
Ví dụ như: trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, công viên Thiên Văn Học đầu tiên tại Hà Nội có quy mô lên tới 12ha với hồ Bách Hợp Thuỷ rộng 6ha,… đã đem đến diện mạo mới cho người dân sống trong các khu đô thị trong khu vực. Mang đến dịch vụ giải trí, không gian sống trong lành, tiện nghi cho người dân.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của khu vực, nhằm nâng cao giá trị sống của cộng đồng cư dân nơi đây, hàng loạt trường học quốc tế và trường tư thục liên cấp chất lượng cao cũng đổ về khu vực này như trường: trường quốc tế Nhật Bản (JIS), trường liên cấp Lê Quý Đôn, trường đại học Phenikaa…
Dịch Covid -19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Song, bất động sản vẫn được đánh giá kênh đầu tư – giữ tiền kèm sinh lời an toàn cho khách hàng. Dù được xem như một công cụ đầu tư hay sản phẩm tích trữ thì BĐS đều hứa hẹn lợi nhuận cao.
Đặc biệt, dịch Covid-19 đã được Việt Nam được kiểm soát, Dia Oc Long Phat cũng như các chuyên gia đều nhận định bất động sản công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Như vậy, bất động sản sẽ vẫn là kênh đầu tư sinh lời vững bền bất chấp những biến động của dịch bệnh.