Trong xã hội hiện đại ngày nay, các dịch vụ liên quan đến gia đình ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như loại hình dịch vụ. Các loại hình dịch vụ liên quan đến gia đình ở Việt Nam đã và đang cố gắng hỗ trợ cho các gia đình rất nhiều. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2016. Chính vì vậy rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn đầu tư tại Việt Nam để thành lập công ty FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình. Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về điều kiện, hồ sơ thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài về dịch vụ gia đình tại Việt Nam nhé:
Tìm hiểu về dịch vụ liên quan đến gia đình
Gia đình có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đối với xã hội. Vì vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ liên quan đến gia đình càng nhiều. Sự phân công và chuyên môn hóa giữa các ngành, lĩnh vực đặc thù ngày càng cao, do đó những loại hình dịch vụ nói chung, dịch vụ liên quan đến gia đình nói riêng ngày càng phát triển đa dạng về hình thức và nội dung. Tùy theo quy mô, tính chất và đối tượng, có thể phân chia ra các loại hình dịch vụ khác nhau: dịch vụ xã hội hay dịch vụ gia đình; dịch vụ kinh doanh sản xuất hay dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ công hay dịch vụ tư; dịch vụ y tế, giáo dục hay dịch vụ pháp lý, tình cảm, …
Trên phương diện pháp lý, khái niệm gia đình được pháp luật hiện hành quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Như vậy, về mặt pháp luật chúng ta có thể hiểu gia đình là tập hợp những người có mối liên kết với nhau từ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Xét về quy mô, chúng ta có thể phân loại gia đình theo các thế hệ trong đó: gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ, gia đình bốn thế hệ.
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về dịch vụ liên quan đến gia đình
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình thì cần phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường cụ thể: Cho phép thành lập liên doanh trong đó vốn góp nước ngoài không vượt quá 70%.
Hồ sơ, Thủ tục thành lập công ty FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình
Bước 1: giấy phép đầu tư về dịch vụ liên quan đến gia đình
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty có vốn nước ngoài về dịch vụ liên quan đến gia đình
Bước 3: Công bố thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài về dịch vụ liên quan đến gia đình trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 1: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về dịch vụ liên quan đến gia đình
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
(2) Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
(3) Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án thành lập doanh nghiệp FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình;
(4) Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
(5) Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp về dịch vụ liên quan đến gia đình;
(2) Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề dịch vụ liên quan đến gia đình;
(3) Danh sách thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài(trường hợp là công ty cổ phần);
(4) Bản sao các giấy tờ sau:
– CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
– CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
– Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
(6) Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Công bố thành lập công ty FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Thông tin về đăng ký thành lập công ty FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp FDI về dịch vụ liên quan đến gia đình có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.