Lướt qua những trang tư vấn, hỏi đáp vấn đề về lĩnh vực xây dựng, bạn dễ thấy nhiều câu hỏi về giám sát công trình được đặt ra. Thế nhưng, cũng không phải ai cũng hiểu được họ thực sự phải làm những công việc gì, được yêu cầu ra sao, trách nhiệm và quyền hạn như thế nào. Cụ thể hơn về công việc này sẽ được chúng tôi cập nhật tại nội dung bài viết bên dưới, bạn đọc quan tâm đừng bỏ lỡ nhé.
>>> Xem thêm : Kiểm định xây dựng – tư vấn giám sát sẽ thực hiện các trách nhiệm nào
Chuyên môn nghiệp vụ hẳn sẽ là yếu tố không thể thiếu đối với một tư vấn giám sát. Theo yêu cầu chung, người làm việc này phải là những kỹ sư được đào tạo chuyên ngành, có đầy đủ năng lực, kiến thức về xây dựng và kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực phụ trách.
Trên công trường, tư vấn giám sát cần kiểm tra kỹ xem nhân lực và những thiết bị thi công được nhà thầu đưa tới có đạt đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu nhà thầu không đủ năng lực, công trình làm ra cũng không thể đạt yêu cầu mong muốn được.
Biên bản là một yếu tố giúp ban QLDA có thể nắm rõ về tình hình trên công trường xây dựng. Nếu như tư vấn giám sát lập biên bản không đúng với tình hình thực tế thì phải chịu mọi trách nhiệm với cơ quan cấp trên.
Mỗi một thay đổi thiết kế được thực hiện sau khi đưa vào thi công đều cần trải qua những tính toán kỹ lưỡng của một đội ngũ chuyên nghiệp, phải thông qua các ban ngành, được cấp giấy phép mới triển khai. Chính vì thế, tư vấn giám sát không được tự ý thay đổi thiết kế đã qua kiểm tra. Lĩnh vực xây dựng đang ngày càng được chú trọng, bởi đây là ngành sẽ tạo ra các cơ sở vật chất, những không gian để sinh hoạt, làm việc, sản xuất. Mọi người cảm thấy tò mò đối với những công việc, trách nhiệm cùng quyền hạn của giám sát công trình trên một công trường xây dựng.
>>> Xem thêm : Kiểm định nhà xưởng – các vấn đề tư vấn giám sát cần phải đảm bảo